{"items":["5fda7e9b9e25dc0017edae08","5fda7e9b9e25dc0017edae06","5fda7e9b9e25dc0017edae0b","5fda7e9b9e25dc0017edae0a","5fda7e9b9e25dc0017edae05","5fda7e9b9e25dc0017edae07","5fda7e9b9e25dc0017edae0c","5fda7e9b9e25dc0017edae09","5fda7e9b9e25dc0017edae03","5fda7e9b9e25dc0017edae04","5fda7e9bec8a980017e7977d","5fda7e9bec8a980017e7977f","5fda7e9bec8a980017e7977e","5fda7e9bec8a980017e79778","5fda7e9bec8a980017e7977a","5fda7e9bec8a980017e79777","5fda7e9bec8a980017e7977b","5fda7e9bec8a980017e79779","5fda7e9bec8a980017e79776","5fda7e9bec8a980017e7977c","5fda7e9b9a91980016a8baec","5fda7e9b9a91980016a8baf0","5fda7e9b9a91980016a8bae7","5fda7e9b9a91980016a8baea","5fda7e9b9a91980016a8baed","5fda7e9b9a91980016a8baee","5fda7e9b9a91980016a8bae8","5fda7e9b9a91980016a8bae9","5fda7e9b9a91980016a8baeb","5fda7e9b9a91980016a8baef","5fda7e9bfb427c0017760e3e","5fda7e9bfb427c0017760e40","5fda7e9bfb427c0017760e3c","5fda7e9bfb427c0017760e3d","5fda7e9bfb427c0017760e3f","5fda7e9bfb427c0017760e41"],"styles":{"galleryType":"Columns","groupSize":1,"showArrows":true,"cubeImages":true,"cubeType":"max","cubeRatio":1.7777777777777777,"isVertical":true,"gallerySize":30,"collageAmount":0,"collageDensity":0,"groupTypes":"1","oneRow":false,"imageMargin":0,"galleryMargin":0,"scatter":0,"rotatingScatter":"","chooseBestGroup":true,"smartCrop":false,"hasThumbnails":false,"enableScroll":true,"isGrid":true,"isSlider":false,"isColumns":false,"isSlideshow":false,"cropOnlyFill":false,"fixedColumns":0,"enableInfiniteScroll":true,"isRTL":false,"minItemSize":50,"rotatingGroupTypes":"","rotatingCropRatios":"","columnWidths":"","gallerySliderImageRatio":1.7777777777777777,"numberOfImagesPerRow":3,"numberOfImagesPerCol":1,"groupsPerStrip":0,"borderRadius":0,"boxShadow":0,"gridStyle":0,"mobilePanorama":false,"placeGroupsLtr":true,"viewMode":"preview","thumbnailSpacings":4,"galleryThumbnailsAlignment":"bottom","isMasonry":false,"isAutoSlideshow":false,"slideshowLoop":false,"autoSlideshowInterval":4,"bottomInfoHeight":0,"titlePlacement":["SHOW_ON_THE_LEFT","SHOW_BELOW"],"galleryTextAlign":"center","scrollSnap":false,"itemClick":"nothing","fullscreen":true,"videoPlay":"hover","scrollAnimation":"NO_EFFECT","slideAnimation":"SCROLL","scrollDirection":0,"scrollDuration":400,"overlayAnimation":"FADE_IN","arrowsPosition":0,"arrowsSize":23,"watermarkOpacity":40,"watermarkSize":40,"useWatermark":true,"watermarkDock":{"top":"auto","left":"auto","right":0,"bottom":0,"transform":"translate3d(0,0,0)"},"loadMoreAmount":"all","defaultShowInfoExpand":1,"allowLinkExpand":true,"expandInfoPosition":0,"allowFullscreenExpand":true,"fullscreenLoop":false,"galleryAlignExpand":"left","addToCartBorderWidth":1,"addToCartButtonText":"","slideshowInfoSize":200,"playButtonForAutoSlideShow":false,"allowSlideshowCounter":false,"hoveringBehaviour":"NEVER_SHOW","thumbnailSize":120,"magicLayoutSeed":1,"imageHoverAnimation":"NO_EFFECT","imagePlacementAnimation":"NO_EFFECT","calculateTextBoxWidthMode":"PERCENT","textBoxHeight":26,"textBoxWidth":200,"textBoxWidthPercent":75,"textImageSpace":10,"textBoxBorderRadius":0,"textBoxBorderWidth":0,"loadMoreButtonText":"","loadMoreButtonBorderWidth":1,"loadMoreButtonBorderRadius":0,"imageInfoType":"ATTACHED_BACKGROUND","itemBorderWidth":0,"itemBorderRadius":0,"itemEnableShadow":false,"itemShadowBlur":20,"itemShadowDirection":135,"itemShadowSize":10,"imageLoadingMode":"BLUR","expandAnimation":"NO_EFFECT","imageQuality":90,"usmToggle":false,"usm_a":0,"usm_r":0,"usm_t":0,"videoSound":false,"videoSpeed":"1","videoLoop":true,"jsonStyleParams":"","gallerySizeType":"px","gallerySizePx":292,"allowTitle":true,"allowContextMenu":true,"textsHorizontalPadding":-30,"itemBorderColor":{"themeName":"color_12","value":"rgba(127,201,255,0)"},"showVideoPlayButton":true,"galleryLayout":2,"calculateTextBoxHeightMode":"MANUAL","targetItemSize":292,"selectedLayout":"2|bottom|1|max|true|0|true","layoutsVersion":2,"selectedLayoutV2":2,"isSlideshowFont":true,"externalInfoHeight":26,"externalInfoWidth":0.75},"container":{"width":315,"galleryWidth":315,"galleryHeight":0,"scrollBase":0,"height":null}}
THẾ TRẬN QUỐC CỘNG HIỆN THỜI
và
ĐIỆU NHẢY CỦA QUỶ QUANH NHỮNG XÁC CHẾT
~ CUNG TRẦM TƯỞNG & ĐỖ NGỌC UYỂN ~
Một trong những sự kiện chính trị nổi bật của năm 2007 tại Việt Nam là vụ chính quyền cộng sản đã phát động một chiến dịch đàn áp thẳng tay và quy mô đối với phong trào dân chủ đã không ngừng phát triển kể từ sau sự ra đời vào ngày 8-4-06 của khối 8406.
Trong đợt đầu của chiến dịch, công an đã bắt giữ hàng chục nhà đấu tranh trong đó có những tên tuổi như Linh mục Nguyễn Văn Lý, Luật sư Nguyễn Văn Đài, Luật sư Lê Thị Công Nhân, Bác sĩ Lê Nguyên Sang, nữ văn sĩ Trần Khải Thanh Thuỷ, Luật sư Lê Quốc Quân, Luật sư Nguyễn Bắc Truyển, ký giả Huỳnh Nguyên Đạo, v.v. Hai mươi người trong số này đã bị mang ra xét xử hấp tấp, luộm thuộm, với tổng số năm tù lên tới 80.
Để bản kết toán phản ánh sát thực trạng, ngoài số người bị bắt nóng nói trên, ta còn phải cộng thêm số người bị bắt nguội, tức danh tính không được công bố, có thể được ước tính với một độ chính xác cao lên tới hàng trăm nếu ta dựa trên danh sách mấy ngàn người trong nước đã ký tên vào bản Tuyên ngôn về Tự do Dân chủ Việt Nam của khối 8406.
Kế đến, để có một ý niệm hoàn chỉnh về tầm vóc của cuộc trấn áp dân chủ vừa qua, ta còn phải kể đến số còn lại của danh sách trên, tuy không bị bắt giữ nhưng đã và đang bị thường xuyên theo rõi, đe doạ, sách nhiễu, kể cả bị bọn đầu gấu cố tình đâm xe vào để gây thương tích, và có thể bị bắt giữ vào bất cứ lúc nào. Tuy không bị câu thúc thân thể nhưng họ thực sự đang phải sống trong một nhà tù lớn là nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Một thứ quản chế vô thời hạn, không được viết thành văn.
Như vậy tổng số người bị công an “chiếu cố” đến phải lên tới hàng ngàn. Đây quả là một thắng lợi “vĩ đại”, “hoành tráng”, “ấn tượng” của cái gọi là Đảng Cộng sản Việt Nam Quang vinh, sẽ đi vào lịch sử như vết nhơ tày liếp, khó có thể xoá bôi.
MỘT BỨC ẢNH, NGÀN LỜI NÓI
Hình ảnh Cha Lý bị công an Nguyễn Minh Tân bịt miệng trong phiên xử ngày 30-3-07 tại Huế đã được “một người nào đó” có mặt tại chỗ lén chụp, rồi bí mật tuồn ra ngoài và ngay sau đó được phổ biến rộng rãi khắp thế giới, trên Internet và màn ảnh vô tuyến truyền hình.
Sự kỳ diệu của kỹ thuật tin học hiện đại là, nếu được sử dụng tích cực và lành mạnh như trường hợp Cha Lý, nó có khả năng soi thấu tới xó cùng của một xã hội khép kín để phát hiện ra trong đó và tức tốc phơi bày ra từ đó, trên một quy mô toàn hành tinh, những tội ác không thể chối cãi mà những chế độ độc tài như cộng sản Việt Nam muốn ém nhẹm để lừa gạt thế giới, hầu được thảnh thơi và tha hồ bóp hầu bóp cổ những nạn nhân của chúng. Gọi nền văn minh tin học tích cực như vậy là một nền văn minh tin học nhân bản, vì nó góp một phần không nhỏ vào cuộc đấu tranh không biên giới nhằm giải phóng những dân tộc đang bị áp bức khỏi bàn tay những chế độ độc tài sắt máu còn sót lại trên Trái Đất.
Cảnh tượng Cha Lý gục đầu xuống và bị hai tên công an xốc nách kéo vào rồi lôi ra khỏi phòng xử hiện rõ trên màn ảnh vô tuyến truyền hình gây xúc động mạnh cho người xem, có người đã bật khóc, và làm liên tưởng đến cảnh chúa Giêsu thọ nạn trên Thập tự giá cách đây 2000 năm. Người vô thần cộng sản Việt Nam đã vô hình trung phong thánh cho Cha Lý. Tuy còn sống nhưng Cha đã được người đời vinh danh như một tử đạo.
Và, qua cung cách hành xử thô bạo và ánh mắt dữ dằn, sát khí, rọi va vào ống kính máy thu hình của công an Nguyễn Minh Tân, ta có được một điển hình sinh động của cái chế độ đã đúc nên và lấy y làm rường cột cho nó. Chuyển động tâm lý của người xem sau cú sốc toàn thân là một cảm giác lợm giọng pha phẫn nộ lẫn căm thù và một thôi thúc lương tâm dưới dạng một tra hỏi: Mình phải làm gì đây để đáp ứng mong chờ của các chiến sĩ dân chủ trong nước? Trạng thái thờ ơ với chính trị, hiện tình đất nước và nỗi oan khổ của đồng bào bị lay động tới tận gốc rễ; nó không chỉ đơn thuần là một ngoảnh mặt làm ngơ hay tránh né mà còn là một mặc thị a tòng với tội ác của cộng sản.
Chung quy, cốt lõi vấn đề vẫn là con người. Một nhận định về tính nhất nguyên hay nhị nguyên của sinh vật này được rút ra từ phân tích trên. Một người vô thần không cộng sản không tất yếu phải là một người mất nhân tính. Nhưng người cộng sản, mà Tân và đồng bọn là điển hình, không chỉ đơn thuần là một tên vô thần triệt để mà còn là một con quỷ. Sự cộng sinh này làm cho hắn có khả năng giết người hàng loạt mà không chùn tay. Trên thực tế, như bản cáo phó mà cũng là cáo trạng của Lịch sử chỉ cho thấy, y và đồng bọn Quốc tế 3 đã lấy đi mạng sống của hơn 100 triệu người đàn ông, đàn bà và trẻ em vô tội kể từ ngày ra đời cách đây 90 năm của chính quyền xô viết đầu tiên.
Vì vậy cuộc chiến đấu chúng ta đang đeo đuổi, cơ bản, là một cuộc chiến đấu chống một chế độ quỷ trị đã gieo không biết bao cơ man điêu linh và tang tóc trên quê hương chúng ta trong suốt 62 năm qua. Mà quỷ là gì nếu không phải là một đối lập cực độ với người, một tha hoá tuyệt đối và bất khả hoàn lương? Mọi mong muốn thoả hiệp với nó vì vậy chỉ là ảo tưởng. Cho đến nay, sau 21 năm cộng sản thi hành chính sách đổi mới của nó, chân lý này vẫn còn nguyên giá trị.
PHẢN TÁC DỤNG CỦA MỘT NƯỚC CỜ VỤNG VỀ
Phản ứng của thế giới đối với vụ đàn áp phong trào dân chủ vừa qua xẩy ra tức thì, đồng loạt và mạnh mẽ. Một thứ liên minh vô hình trung đã thành hình giữa những tổ chức nhân quyền, những cơ quan truyền thông đại chúng và chính quyền những quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Úc và Liên hiệp Âu châu
đại diện cho 27 nước hội viên, v. v.
Trong một sớm một chiều, cộng sản trở thành một hắc thú (bête noire), tức đối tượng của một sự thậm ghét dấy lên từ khắp nơi. Những lên tiếng nói cùng một giọng điệu gắt gao; những yêu cầu thống nhất về chủ đề và tính cương quyết: Hà Nội phải thả ngay lập tức và vô điều kiện những người tù chính trị và tôn giáo và những nhà bất đồng chính kiến đã bị bắt giam nhưng chưa đem ra xét xử.
Hai tuần sau buổi tiếp Triết tại Phòng Bầu dục, Tổng thống George W. Bush hùng hồn và mạnh mẽ khẳng định lại chủ thuyết về tự do và dân chủ của ông tại Hội nghị Dân chủ hoá Toàn cầu được tổ chức tại Prague ngày 5-6-07. Ông đã được một cử toạ gồm những nhà đối kháng đến từ 17 quốc gia nhiệt liệt vỗ tay tán thưởng 17 lần. Khi tự nhận mình là một “tổng thống đối kháng” và lấy làm “hãnh diện mang danh hiệu này”, ý ông muốn nói rằng Hoa Kỳ chọn đứng về phía những dân tộc đang đứng lên đấu tranh chống lại những chế độ độc tài áp bức của đất nước họ.
Những đoạn trong ngoặc kép được trích dẫn từ bản dịch Việt ngữ bài phát biểu của ông Bush do bán nguyệt san Tự do Ngôn luận của Khối 8406 thực hiện. Ông nâng việc thăng tiến dân chủ và bảo vệ nhân quyền trên thế giới lên thành một chính sách quốc gia và một nhiệm vụ quốc tế có tầm chiến lược lớn của Hoa Kỳ: “Trong con mắt của Hoa Kỳ, những nhà đối kháng dân chủ hôm nay là những nhà lãnh đạo dân chủ của ngày mai. Vì vậy chúng tôi đang tiến hành nhiều bước mới để củng cố sự hỗ trợ của chúng tôi…Tôi mạnh mẽ ủng hộ Hồ sơ Prague mà hội nghị của Quý vị dự trù sẽ ấn hành, với tuyên bố rằng việc bảo vệ nhân quyền có tính quyết định đối với hoà bình và an ninh quốc tế”. Tiếp đến, ông khẳng định lại mục tiêu tối hậu của Hoa Kỳ là chấm dứt nạn độc tài trên thế giới: “Thông điệp của tôi gửi tới những ai đang đau khổ dưới chính thể chuyên chế là: chúng tôi không bao giờ tha thứ cho những kẻ đàn áp các bạn”. Ghi chú: Người viết tự in đậm những đoạn trên để gây chú ý nơi người đọc.
Một đồng thuận cao đã đạt được giữa hai ngành Hành pháp và Lập pháp và giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hoà của Hoa Kỳ trong cách đối phó với sự lật lọng trắng trợn của Hà Nội. Những văn thư của các dân biểu dân chủ và cộng hoà được gửi đến Ngoại trưởng Condoleezza Rice để bày tỏ mối quan tâm của họ về những vi phạm tự do tôn giáo và ngôn luận của nhà cầm quyền Hà Nội và yêu cầu bộ ngoại giao Hoa Kỳ đặt Việt Nam trở lại vào danh sách “Những Quốc gia Cần Quan tâm Đặc biệt” (CPC). Nghị quyết HR 243 do Dân biểu Christ Smith (Cộng hoà) soạn thảo được Hạ viện thông qua với 404 phiếu thuận và không có phiếu chống.
Ngay cả những nghị sĩ và dân biểu trước đây trung lập hay hoà hoãn hay thân thiện với Hà Nội, nay cũng tỏ thái độ chống đối. Dân biểu Earl Blumenauer (Dân chủ), trưởng nhóm U.S.-Việt Nam, vốn từng hợp tác tích cực với Hà Nội, nay xin rút tên ra khỏi nhóm và đệ nạp dự thảo Nghị quyết HR 447 để phản đối việc bắt giam và kết án các nhà dân chủ của chính quyền CSVN. Một quả đắng khác cho Hà Nội: Hai nghị sĩ John Kerry và Edward Kennedy, từng là những tên tuổi phản chiến thuở nào, nay cũng lên đi chung chiếc xe diễn hành bandwagon mang tên Nhân quyền, Tự do và Dân chủ cho Việt Nam. Hai ông đã mạnh mẽ lên tiếng yêu cầu Hà Nội phải thả ngay các nhà bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động xã hội công dân đang bị giam giữ.
Thái độ không mấy hữu nghị hiện rõ nét trong cung cách tiếp đón Chủ tịch Nước CHXHCNVN Nguyễn Minh Triết trong chuyến công du vừa qua tại Hoa Kỳ của ông ta.
Nhẹ tay thì cũng là mời ngài đi vào cổng sau Toà Bạch Ốc và được Vụ trưởng Lễ tân đón và dẫn vào gặp ông Bush trong Phòng Bầu dục. Tuyệt nhiên không có kèn trống chào mừng và đi duyệt toán quân danh dự. Nhìn đến rỏ máu mắt cũng không thấy bóng dáng một lá cờ máu sao vàng nào tại nơi biểu tượng cho quyền lực tối thượng của Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ
Một số gia vị khác được nêm vào để tăng nồng độ đắng. Không có thông cáo chung như lệ thường khi tiếp một nguyên thủ quốc gia; không có quốc yến linh đình mà chỉ trần một bữa tốc thực, rồi bye-bye mời ngài ra về. Người Mỹ nổi tiếng là một doanh nhân thực dụng chủ nghĩa, triệt để áp dụng luật cung cầu “tiền nào của nấy”, kể cả trong những thương vụ chính trị. Còn mộng ngủ chung với phu nhân tại Nhà Quốc khách Blair House chỉ có thể xẩy ra trong thế giới ảo.
Một chi tiết khác, có tính khả tín cao. Thiên hạ đồn rằng khi nghe Triết bày tỏ ý muốn làm lành với cộng đồng người Mỹ gốc Việt, ông Bush dẫn Triết đến chỗ cửa sổ nhìn xuống công viên Lafayette, nơi đang diễn ra một cuộc biểu tình rầm rộ của 2000 “khúc ruột ngàn dặm” của Triết, ngợp một rừng cờ vàng ba sọc đỏ, xen lẫn những biểu ngữ, panô in hình Cha Lý bị bịt miệng và hình mặt Triết bị gạch chéo, và nói với Triết đại khái là, ngài hãy nhìn đám đông kia và thấy mình phải làm gì.
Nói Chung, cách tiếp đón một nguyên thủ quốc gia như vậy hơn là một thất lễ ngoại giao; đó là một cố tình làm nhục quốc khách và qua đó làm nhục quốc thể CHXHCNVN. Triết và Bộ Chính trị ắt phải vắt tay lên trán tự hỏi vì đâu mà ra nông nỗi này.
Có một chuyển bậc từ nhẹ Tay sang mạnh tay trong cung cách tiếp khách ở hai đầu Đại lộ Pennsylvania. Cuộc gặp của Triết với Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và các dân biểu đại diện cho hai đảng Dân chủ và Cộng hoà diễn ra như một phiên toà trong đó các dân biểu giữ vai trò người công tố và Triết ngồi ở ghế bị cáo. Những chất vấn dồn dập, gay gắt, những vặn hỏi móc họng, những lên án nặng lời chĩa vào và dồn Triết vào góc tường. Mỗi lần Triết đề nghị chuyển sang hai đề tài kinh tế và thương mại như đã được dự trù ở trong nghị trình đều bị bác bỏ. Rút cục cuộc trao đổi trong suốt một tiếng đồng hồ đã chỉ xoáy sâu vào một chủ đề duy nhất: Nhân quyền, Nhân quyền và Nhân quyền.
Tất nhiên, như một đảng viên cộng sản thuần thục, Triết bèn quay sang sử dụng chiến thuật lưỡi gỗ, mặt nhẵn như cầu hàng thịt. Thứ đấu pháp cãi chày cãi cối, hợm đời như cứt nát lại có chóp, vén môi lên lớp về nhân quyền, dân chủ, độc đảng, đa đảng, luật pháp, và linh tinh, cứ tưởng mình đang ở Việt Nam chứ không đang ở Mỹ. Càng nói càng lòi cái dốt đến bất nhẫn của một quái tượng pha lai tư bản đỏ và vô sản xanh. Ấn tượng chi lạ! Sứ giả đem chuông đi đấm xứ người kiểu ấy thua là cái chắc.
Một cái tát khác được bồi thêm, cực kỳ dữ dội. Trước mặt giới truyền thông quốc tế, Dân biểu Liên bang Tom Davis đã gọi Triết là một gangster, một tên cướp. Dân biểu Davis đã không nói quá mà chỉ nói đúng sự thực. Bởi Triết đại diện cho một chính quyền được dựng lên bằng bạo lực chuyên chế vô sản, những cuộc bầu cử phi pháp, gian lận cách trắng trợn và bằng sự áp dụng một thứ luật rừng để hà hiếp nhân dân và bịt miệng những người bất đồng chính kiến. Thật ra, chính quyền này không thể không là vậy, vì nó mang trong nó cái gien của một tổ tông đã tự nhận mình là một tên cướp khi y gọi cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 của y là một cuộc cướp chính quyền chứ không phải lên nắm chính quyền.
Một tên cướp bình thường ăn cướp vì lòng tham; y không nhất thiết phải là một tên giết người; và hành động của y chỉ tác hại trong một pham vi nhỏ, một ngân hàng chẳng hạn. Vấn đề trở nên tồi tệ hơn nhiều khi y còn là một người cộng sản. Ở cương vị cộng sinh này, y ăn cướp không chỉ vì lòng tham mà còn vì hận thù giai cấp. Hệ quả là một cấp số nhân biến y thành một tên cướp giết người quyết liệt và không chùn tay. Lúc còn hoạt động trong bóng tối, y ám sát một số người. Nhưng sau khi cướp được chính quyền, y giết người cách tập thể và có hệ thống. Với một quan niệm số học quái đản: “Thà giết lầm mười người còn hơn tha lầm một người”.
Bản thể luận về con người cộng sản trên giúp ta hiểu được nguồn gốc, và tầm mức, tội ác của cộng sản. Từ là một đam mê cá nhân, giết người trở thành một chính sách nhà nước, một cuộc săn người vĩ đại, khủng bố trắng, thứ công nghiệp ma quỷ. Một bản thống kê chính thức, đúc kết từ các công trình nghiên cứu lâu năm của một số sử gia quốc tế ghi nhận: CSVN đã giết hại 1.670.000 người. Con số tử vong thực sự ắt phải lớn hơn nhiều nếu ta cộng thêm những người chết âm thầm, không dấu tích ở những vùng kinh tế mới hẻo lánh, trong những cái gọi là “trại tập trung cải tạo” heo hút và hàng chục vạn người bị đẩy vào cõi chết dưới đáy biển hay trong rừng sâu, trên đường chạy trốn khỏi bàn tay sắt máu của cộng sản.
SỰ SA ĐOẠ TUYỆT ĐỐI CỦA MỘT CHUYÊN QUYỀN TUYỆT ĐỐI
Kể từ là một soán quyền cách đây 62 năm, chính quyền cộng sản không ngừng là một tiếm quyền và tặc quyền, với tất cả những đặc tính của loại tệ quyền này. Một hệ thống độc đảng ăn cướp có môn bài, hiến pháp, súng ống và roi điện, bao che hàng dọc, móc ngoặc hàng ngang, toa rập đường chéo, cấu kết thành một thứ hình học bạch tuộc giăng ba triệu vòi hút kiệt máu dân và tài nguyên đất nước. Cướp ngày chưa đủ, tranh thủ cướp đêm. Cướp từ cháo lá đa người nghèo đến cáp quang học. Cướp đường, cướp chợ, cướp cầu, vỉa hè, mặt bằng phố xá. Cướp nhà thờ, chùa chiền và thánh thất. Cướp quyền làm người (của người dân), cướp hồn trẻ dại, cướp trinh nữ sinh và linh tinh. Chẳng hạn cướp đất thờ phượng, đất hương hoả, đất nghĩa địa, đất tha ma, đất vườn và đất ruộng của người cày sâu cuốc bẫm, thứ vô sản của vô sản.
Một nhà văn miền bắc vừa thoát khỏi nanh vuốt cộng sản cho biết phong trào nổi dậy đòi lại đất đai bị cướp trước đây trên mười năm của nông dân Thái Bình đã bị đàn áp đẫm máu. Theo bà, để thực hiện quỷ kế của nó, công an đã tạm thả hàng trăm tù hình sự đầu gấu sau khi chúng chấp thuận điều kiện giết một cựu chiến binh lãnh đạo phong trào hay một nông dân cứng đầu thì được giảm 3 năm tù. Một cảnh tượng hãi hùng đã bày ra khắp thôn xóm Thái Bình, khiến đến bây giờ khi nghĩ lại, người dân còn cảm thấy rùng mình. Một vụ Thiên An Môn thứ hai đã xẩy ra êm ái sau bức màn tre kín đặc, nên không lọt vào mắt thấy tai nghe của thế giới.
Nhưng ngọn lửa đấu tranh không vì thế mà bị dập tắt. Sau hàng trăm cuộc phản kháng liên tục năm này qua năm khác tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng của các bà mẹ, bà vợ, con cái nông dân bị cướp đất, một cuộc biểu tình mít tinh của trên 1000 dân oan khiếu kiện đất đai đã diễn ra suốt một tháng trời trước cửa Văn phòng 2 Quốc hội ở Sài Gòn và đã bị công an giải tán cách dã man, với đủ thứ phương tiện chống biểu tình hiện đại mua từ nước ngoài. Nhưng không vì vậy mà căn nguyên cũa vấn đề đã bị dập tắt như cộng sản tưởng. Bởi chừng nào còn bóc lột và cướp đoạt thì đống than hồng của bất mãn vẫn âm ỉ cháy dưới lớp tro, chỉ chờ dịp lại bùng lên mãnh liệt hơn, dưới tác động của một dồn nén tâm lý quần chúng tới tột độ.
Vậy hiện tình sau cuộc đàn áp là thế nào? Chúng tôi xin nhường lời cho Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, một tên tuổi đấu tranh lẫy lừng kiêm chứng nhân: “Dù bị giải tán, nhưng mạng lưới liên lạc giữa rất nhiều tỉnh thành đã nhanh chóng hình thành. Một tầng lớp lãnh tụ nông dân còn rất trẻ đã ra đời và tuyên bố sẽ tiếp tục khiếu kiện bằng cách “đánh du kích” và “xa luân chiến” trên khắp miền, lấy nông thôn làm cơ sở để đương đầu với bạo quyền cộng sản. Một sĩ quan quân đội đã hết sức tức tối trước cảnh công an đàn áp dân oan biểu tình khiếu kiện, anh nói: Không thể hiểu nổi sao lũ lâu la này lại dụng tâm đàn áp bố mẹ, anh chị chúng, và rằng không có đất thì đói cả lũ. Anh tin tưởng rằng đã đến lúc quân đội không thể nhắm mắt làm ngơ cho công an tiếp tục đàn áp đồng bào được.”
Những nguyên nhân nào đã khiến người nông dân đứng lên đòi quyền sống?
Trước hết, phải nói đến nguyên nhân của nguyên nhân là Điều 1 Luật Đất đai 2003 của CHXHCNVN: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Trên thực tế, cách hành văn lập lờ này là một thứ gật đầu khoán trắng cho tập đoàn cường hào kiêm địa chủ đỏ tiến hành những thương vụ bất động sản mà thực chất là những vụ ép bán Theo giá rẻ mạt, không khác gì những vụ cướp ngày.
Một báo cáo mới đây cũa Bộ Nông nghiệp và Phát triển của cộng sản ghi nhận: Tổng diện tích đất bị thu hồi (thật ra là bị tịch thu) trên toàn quốc trong thời gian qua là 366,44 ngàn hecta, tác động tới 627.495 hộ gia đình, khoảng 950.000 lao động và 2,5 triệu nông dân. Số tiền đền bù thực sự cho người bị truất hữu thường rất thấp so với số tiền họ cần có để mua một miếng đất canh tác tương tự hay một căn nhà ở tương tự ở một nơi khác, hoặc không đủ để làm vốn cho việc chuyển sang kinh doanh hay làm những ngành nghề khác.
Ta hãy nghe lời thú nhận của Giám đốc Viện Quy hoạch và Phát triển Nông nghiệp Vũ Đăng Dũng: “Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy có đến hơn 65% nông dân bị thu hồi đất trở về lại với nghề nông. Nhưng khi ấy đất đâu còn mà cày cấy. Trong quá trình thu hồi đất, tình hình tham nhũng xẩy ra qua việc cán bộ lợi dụng chức quyền để thủ lợi”. Ông ta nói tiếp: “Thủ tướng có ký thông tư đền bù, nhưng rồi không bù được 20% so với mức quy định của thủ tướng. Chính kết quả điều tra của Bộ NG&PT nêu rõ tiền bồi thường đất nông nghiệp bị thu hồi thường không đủ để nhận chuyển nhượng diện tích nông nghiệp tương tự hoặc không đủ để chuyển sang làm nghành nghề khác.
Đất của nông dân nằm trong phạm vi dự án công nghiệp hoá được mua với giá trung bình 60.000 đồng một mét vuông, sau được nhượng lại cho thân nhân và vây cánh các quan gộc từ trung ương xuống địa phương với một giá ưu đãi, hầu như cho không, để rồi cuối cùng được chúng bán lại cho các công ty nước ngoài với giá 10 triệu đồng một mét vuông. Một siêu lợi nhuận đạt được trong một thời gian nhanh như vậy chỉ có thể có được trong cái gọi là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Hùng Võ tiết lộ: “Gần một triệu tỉ đồng (tương đương với 70 tỉ USD) đã bị thất thoát, lãng phí trong 10 năm từ 1994-2004 do chính sách “hai giá” đối với đất ở đô thị”. Tất nhiên, đây chỉ là phần nổi của một tảng núi băng mà tổng trị giá chắc chắn phải lên tới hàng trăm tỉ USD nếu ta cộng thêm trị giá đất canh tác bị cưỡng đoạt của hàng triệu nông dân. Một khối tài nguyên khổng lồ, gấp nhiều lần so với Tổng Sản phẩm Nội địa (GDP) của CHXHCNVN, đã bị cướp ngày từ tay chủ sở hữu là nhân dân và rơi vào trong túi tập đoàn tư bản đỏ-vô sản xanh.
Vì vậy Dân biểu Tom Davis đã không nói sai khi gọi Triết (và đồng đảng) là một gangster. Ông ta đã chỉ muốn gọi đúng tên sự vật, call a spade a spade, gọi con pích là con pích. Đối với một phỉ quyền như CSVN, ta phải nhiều lúc áp dụng lề lối ngoại giao bốp chát để nhắc nhở chúng chúng là ai và chỗ đứng trong cộng đồng thế giới của chúng là chỗ nào. Chúng không đáng được ta đối xử bằng những phép tắc ngoại giao lịch sự và những ngôn thanh ngữ tú của thế giới văn minh.
Một câu hỏi được đặt ra: Có những nguyên nhân nào khác nguyên nhân bị trấn lột trắng tay đã khiến người nông dân đứng lên đối mặt với quân cướp?
Chúng ta thấy những cuộc biểu tình của họ không chỉ đơn thuần để đòi lại đất đai mà còn để tố cáo bọn tham quan ác ôn địa phương và qua đó ám chỉ chính cái chế độ đã tạo tiền đề cho việc làm vô nhân thất đức của chúng. Họ không minh thị nêu tên mục tiêu này là vì lý do chiến thuật giai đoạn, chứ không phải vì họ sợ bị công an đàn áp. Một khi đã chọn lựa dấn thân vào đấu tranh, họ chấp nhận sẵn sàng hy sinh, kể cả khả năng bị bỏ tù, tra tấn hay thủ tiêu.
Họ xuống đường từ một nhận thức bị phản bội bởi cái chế độ mà trước kia họ đã xả thân để bảo vệ và được nó biểu dương là giai cấp cơ bản, nay qua sông khinh sóng, đẩy họ ra bên lề xã hội thành một lê dân cùng khổ, thứ pariah của phong kiến Ấn độ. Chính cái tình cảm tủi phận và nhận thức nhân cách mình bị chà đạp này mới là động cơ chính yếu, chứ không phải động cơ miếng cơm manh áo đâu. Nó lồng vào cho cuộc đấu tranh đòi lại đất đai của người nông dân một nội dung chính trị. Như vậy, với tư cách một người đối kháng chính trị bất bạo động, họ phải được bảo vệ bởi Công ước Quốc tế về những Quyền Dân sự và Chính trị năm 1966 mà VNCS tham gia ký kết năm 1982 và bởi Điều 9 và Điều 20 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1984: “Không ai có thể bị bắt giữ, giam cầm hay lưu đầy một cách độc đoán” và “Ai cũng có quyền tự do hội họp và lập hội có tính cách hoà bình”.
NHỮNG CON SỐ ẢO VÀ SỰ LỘN SÒNG CỦA CHÍNH TRỊ VÀO KINH TẾ
Điều báo chí cộng sản gọi chuyến đi Mỹ của Triết là một thắng lợi to lớn về mọi mặt không làm chúng ta ngạc nhiên. Nhưng khi một số nhà báo Việt Nam hải ngoại đánh giá chuyến đi này thành công về kinh tế và thương mại thì chúng ta phải xuy nghĩ và tự hỏi họ đã dựa vào những nguồn tin nào để đưa ra một nhận định lạc quan như vậy. Tốt hơn hết, chúng ta nên làm việc trên những con số để lượng định xem sự thực nằm ở mức nào.
Theo báo chí cộng sản, thay vì là 4,7 tỉ USD dự trù, trị giá hợp đồng ký kết với các công ty Hoa Kỳ thoạt đầu là 7,5 tỉ USD, sau được đẩy lên tới 11 tỉ USD. Song hành với nguồn tin cộng sản, một nguồn tin khác ở hải ngoại cho biết con số thực sự được ký kết trong bản ghi nhớ (memorandum of understanding) là 2,5 tỉ USD mà một nửa sẽ dành để mua một số máy bay Boeing 787. Nay, nếu dựa vào hiện tình không mấy thuận buồm suôi gió của quan hệ bang giao Hoa Kỳ-VNCS và sự im lặng đến nặng nề của Toà Bạch Ốc, ta có cơ sở để nghi ngờ những con số cộng sản đưa ra chỉ là những con số ảo được dựng lên để tiêu thụ trong nước và đánh lừa những người Việt hải ngoại ngây thơ nhẹ dạ. Như vậy, xác suất cao là con số 2.5 tỉ USD phản ánh đúng sự thực.
Ngoài ra, nói theo ngôn ngữ kinh tế hành dụng, giả sử những con số của cộng sản có thực, chúng cũng chỉ là những số liệu của bản tỏ ý (letter of intent), không có giá trị ràng buộc pháp luật, tức là đó chỉ là những con số hứa. Mà thói đời là, người ta thích tỏ ra hào phóng, rất hào phóng, khi đưa ra những lời hứa, bởi lời nói chẳng mất tiền mua. Tư bản rất trọng đồng tiền, nhưng đôi lúc họ cũng coi nó như một hòn cuội. Trong trường hợp này, lời hứa của họ biến thành một lời hứa cuội. Một thí dụ điển hình: CSVN đã nhận được bao nhiêu trong số 4,5 tỉ USD mà Tổng thống Nixon đã hứa tặng cho chúng trước khi ký kết Hoà ước Paris 1973?
Trong chính sách trao đổi thương mại và đầu tư của Hoa Thịnh Đốn với Hà Nội, kinh tế không chỉ đơn thuần là kinh tế mà còn là chính trị kinh tế. Ít nhất vào lúc này và trong một tương lai có thể thấy được, không hề có chuyện ăn chùa (free lunch) khi người xin không chịu thoả mãn một số điều kiện phi kinh tế người cho đưa ra, chẳng hạn phải cải thiện nhân quyền, sửa đổi chính trị và cởi mở về tôn giáo. Miếng ăn quả là miếng nhục. Nhưng cái nhục này của cộng sản lại là điều may cho dân tộc.
Trong trường hợp vì thói quen ngoan cố hay chủ quan lú lẫn, chúng xuống tay đàn áp phong trào dân chủ theo kiểu cách Thiên An Môn, bọn đồ tể sẽ bị thế giới cô lập, tẩy chay, trừng phạt nặng nề về kinh tế và tài chính, đại khái như sau: hủy bỏ Hiệp định Khung về Thương mại và Đầu tư Hoa Kỳ-VNCS (Trade and Investment Frame Agreement) vừa được ký kết; hoãn cứu xét đơn xin được hưởng quy chế Hệ thống Ưu đãi Tổng quát (Generalized System of Preferences) theo đó VNCS có thể xuất cảng sang Hoa Kỳ khoảng 5000 món hàng không phải trả thuế nhập cảng; phong toả những tài khoản gửi tại các ngân hàng nước ngoài của Nhà nước CHXHCNVN và của các trùm tư bản đỏ; cấm vận du lịch và giảm thiểu tối đa khối tiền gửi về Việt Nam hàng năm của Việt kiều (4 tỉ USD); đối đế sẽ chấm dứt Quan hệ Thương mại Bình thường và Vĩnh viễn (Permanent and Normal Trade Relations)) mà Hoa Kỳ đã ban cho VNCS đầu năm 2007, và trục xuất chúng ra khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization).
Một kịch bản trừng phạt quy mô như vậy sẽ một sớm một chiều đẩy CHXHCNVN về ngồi chung chiếu với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên của Kim Chính Nhật. Hậu quả không chỉ đụng tới nồi cơm độ nhật của 80 triệu người dân mà còn đánh vào cái bụng của 3 triệu đảng viên đã chót nghiện ngập bả xa hoa của lối sống tư bản méo mó, vô luân và khó rũ bỏ. Một đảng viên với một chỉ số khôn bình thường cũng có thể mường tượng được một viễn ảnh không lành. Sự thiếu thốn vật chất do cấm vận kinh tế gây ra sẽ tác động mạnh mẽ tới tinh thần, rồi chuyển biến thành một cơn dịch bất mãn lan muôn khắp, động lay tới tận tảng nền chính trị, lẽ sống còn của chế độ. Trừ phi chúng lú lẫn hay bị ngoại bang xúi giục, bọn đồ tể ắt phải suy đi tính lại trước khi hạ thủ.
Chúng ta hãy bình tĩnh chờ xem, hiểu rằng CSVN cần Mỹ hơn là Mỹ cần chúng và chúng cũng đang cần sự đóng góp bằng trí tuệ, kiến thức công nghệ tin học và nguồn tài lực dồi dào của ba triệu người Việt hải ngoại để đẩy mạnh kế hoạch phát triển kinh tế của chúng. Vì vậy mọi đề nghị thoả hiệp hay hoà hoãn với chúng trong khi chúng vẫn ngoan cố và xảo quyệt không chỉ là đặt cày trước trâu, vô ích mà còn tạo cho chúng ảo tưởng chúng đang đắt giá nên chẳng cần phải nhượng bộ chi hết.
Nói gì thì nói, nếu không có thay đổi thể chế chính trị thì không có phát triển kinh tế lành mạnh, mang phúc lợi đồng đều đến cho toàn dân. Đó là quy luật bất biến. Marx đã đúng phần nào khi nói hạ tầng kinh tế định hình thượng tầng chính trị. Nhưng đó mới chỉ là một nửa sự thật. Nửa còn lại mà ông không tiên đoán nổi là, chính cái mô hình kinh tế cộng sản ông đề ra sẽ là người đào huyệt chôn chủ nghĩa cộng sản. Và, cái quái thai kinh tế tư bản đỏ-vô sản xanh đang được áp dụng ở Việt Nam sớm muộn sẽ dẫn đến sự cáo chung của chính cái chế độ chính trị hợm hĩnh sản sinh ra nó. Tội con giết cha này lại là một đại phúc cho dân tộc chúng ta.
Nay xin được vắn tắt đôi lời về chức năng thông tin cũa người làm báo.
Khi muốn đánh giá một sự kiện liên quan tới cộng sản, chúng ta phải dựa vào hơn một văn bản và dùng phương pháp phân tích bằng đối chiếu để tìm ra đâu là thực và đâu là hư. Phương pháp an toàn nhất khi làm việc trên một văn bản cộng sản là hãy giữ một thái độ cẩn trọng tối đa, để khỏi nói là cảnh giác cao độ, bởi vì ngoài đưa ra một lề lối lập luận nguỵ biện, nó còn là ổ chứa của những số liệu phịa và những dữ kiện giả, được dựng lên để tuyên truyền cho chính trị và đánh lạc hướng dư luận.
Cách dẫn chứng một chiều, thiếu phân tích từ những văn bản cộng sản với mục đích biện minh cho định kiến của người trích là cộng sản khôn, giỏi, mạnh, còn chống cộng chủ quan, dốt nát, không có thực lực và chẳng làm nên trò trống gì, rõ ràng đây là một việc làm nguỵ học thuật và ác ý. Một xuyên tạc đã bị phủ nhận bởi những cuộc biểu tình hàng ngàn người được điều động và lãnh đạo nhuần nhuyễn bởi các đảng phái, hội đoàn, tổ chức cộng đồng để dàn chào Triết, bởi những cuộc tham khảo ý kiến trước và sau chuyến đi của Triết giữa các chức quyền cao nhất của Hoa Kỳ và các nhà hoạt động dân chủ Việt hải ngoại, và bởi sự vang dội về Việt Nam của những sự kiện lịch sử này, tăng thêm sức mạnh cho phong trào đấu tranh trong nước và đẩy cộng sản vào thế bị động.
Riêng những ai đã có kinh nghiệm xương máu với cộng sản thì không thể không là những môn đệ của chủ nghĩa hoài nghi tối đa. Họ canh cánh bên lòng lời khuyên của các nhà dân chủ trong nước: “Đừng nghe những gì cộng sản nói! Hãy nhìn những gì cộng sản làm! Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi!!!”
SỰ LÊN NGÔI CỦA MỘT NỮ THẦN
Người ta có thể không đồng ý với nhau khi đánh giá chuyến đi Mỹ vừa rồi của Nguyễn Minh Triết là thành công hay thất bại về kinh tế và thương mại. Nhưng có một điều không một ai có thể phủ nhận được, đó là chuyến đi ấy đã thất bại hoàn toàn về ngoại giao. Nguyên nhân của thất bại này là CSVN đã trắng trợn vi phạm nhân quyền qua vụ chúng phóng tay đàn áp khốc liệt phong trào dân chủ trong nước ngay trước chuyến đi thăm Mỹ của Triết, khiến Hoa Kỳ phải có những phản ứng mạnh mẽ, làm bỉ mặt cá nhân Triết và qua đó làm nhục quốc thể CHXHCNVN.
Với một giọng điệu hào khí và khinh nộ, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang đã chỉ thẳng vào mặt thủ phạm vụ đổ vỡ ngoại giao trên và gọi chúng là “bọn giáo điều cực đoan cộng sản ngu tín”, lũ “Việt gian gián điệp”, đám “sủng thần cơ hội” “nguyện làm tôi đòi xả thân vô điều kiện vì Bắc vương triều. Hình như mả bố họ táng ở Trung Quốc”. Ông đã tỏ ra quyết liệt khi tố cáo “chính bọn chúng mới là kẻ thù gian manh nguy hiểm cần cảnh giác, cần triệt hạ”.
Có hai lý do tại sao Hoa Kỳ coi nhân quyền là một bộ phận của phương trình (part of the equation), tức một thành tố phải có trong chính sách đối ngoại của họ. Trước hết, nhân quyền là một lý tưởng nền móng của lối sống Mỹ, được người dân Mỹ mến chuộng, đề cao và bảo vệ; kế đến, nó là một phương cụ đối ngoại ít tốn kém nhưng lại phục vụ cách tốt nhất lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ. Nó tăng thêm uy tín, sức mạnh mềm (soft power) của Hoa Kỳ trước thế giới, như nhận xét về cuộc tranh giành ảnh hưởng tại Việt Nam giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc của Luật sư Trần Lâm, một đảng viên cộng sản phản tỉnh, chỉ cho thấy: “Người Mỹ thì rõ ràng, thẳng thắn, họ biết hàn gắn quá khứ, họ biết tranh thủ cả một dân tộc… Người Trung Quốc khó hiểu quá và họ tranh thủ ít người nhưng lại làm mất lòng cả cộng đồng!”
Nhận xét của Luật sư Trần Lâm đã được xác định bởi kết quả của một cuộc thăm dò ý kiến chui trên vỉa hè của người dân Hà Nội: 100% ghét Tầu; 95% thích Mỹ.
Thách thức đối với ông Bush là, sau khi đã long trọng tuyên bố những cam kết của Hoa Kỳ về Dân chủ và Nhân quyền toàn cầu tại Hội nghị Prague ngày 5-6-07 – trong đó ông tỏ lòng tri ân (từ này là của ông) sự dũng cảm của các nhà đấu tranh hàng đầu như ông Alexander Kozulin của Belarus. bà Aung San Suu Kyi của Myanmar, ông Oscar Elias Biscet của Cuba, cha Nguyễn Văn Lý của Việt Nam, bà Rebiyah Kadeer của Trung Quốc, v.v – ông khó có thể làm ngược lại hoặc làm quá ít so với những lời cam kết ấy. Chỉ cần Hoa Kỳ thực hiện được 60% những lời hứa của ông Bush thì đó cũng là một đóng góp vĩ đại cho sự nghiệp chung của thế giới tự do.
Tuy nhiên chúng ta cũng hiểu rằng, dù có là một siêu vĩ cường quốc (hyper power), Hoa Kỳ tự thân không phải là một sức mạnh vô song. Chúng ta trân trọng sự hỗ trợ của họ là quý giá và cần thiết, nhưng nhân tố quyết định vẫn phải là một cuộc tự đứng lên đòi quyền sống của người dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của các tổ chức đấu tranh trong và ngoài nước. Điểm không thể trở về xuất phát cứ (point of no return) đã vượt qua, nay chúng ta chỉ còn có phía trước phải tiến tới, hiểu rằng tự do, dân chủ và nhân quyền là xu thế thời đại, nên vì vậy không một thế lực phản động nào có thể cản được nó.
Nhà văn André Gide đã đề ra một thứ chủ nghĩa hữu thần miễn cưỡng, duy dụng, không có đức tin khi ông phát biểu một câu có tính nghịch ngữ: Nếu không có Thượng Đế thì loài người vẫn phải sáng tạo ra Thượng Đế. Ở một mức độ trần tục hơn, vì mỗi chúng ta đều mang trong bản năng mình di thể của người bộ lạc, nên chúng ta cần có những mẫu hình đầu đàn, những thần tượng để chiêm ngưỡng, noi theo với hy vọng qua đó thoả mãn được khát vọng muốn làm một nhân thần của chính mình. Nói cách khác, thần tượng là người sống hộ giấc mơ toàn bích của ta. Và, ngoài những thần tượng hữu hình thời thượng như siêu sao màn ảnh, nhạc pop, thời trang hay thể thao, người ta còn cần đến những thần tượng vô hình, những khái niệm vàng, những chân lý kim cương, công lý bạch ngọc để sống vì, sống với, sống cho và qua đó làm cho đời mình ý nghĩa hơn, viên mãn hơn, đáng sống hơn. Điều chúng tôi muốn nói đến ở đây là sự lên ngôi, bên cạnh Nữ Thần Tự do và Nữ Thần Dân chủ (vừa được tôn vinh ở Hoa Thinh Đốn), của Nữ Thần Nhân quyền. Một ngọn đuốc tuệ, thứ tượng thánh hàng tỉ người nô lệ còn lại trên Trái Đất đang khát khao hướng về và chờ được ban ân sủng.
Tự do - Dân chủ - Nhân quyền. Một bộ ba không thể tách rời, có cái trước thì có cái sau và cái sau nữa, và ngược lại. Thứ tam bảo của một chủ nghĩa đại đồng mới mà biểu tượng thấm thía là Đài Tưởng niệm những Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản vừa được khánh thành ở Hoa Thịnh Đốn, với sự đăng quang của Nữ Thần Dân chủ. Đây là một chủ nghĩa chính trị nhân đạo tích cực, sự nối dài tinh thần của chủ nghĩa kinh tế toàn cầu thời thượng, ngoài dang ra một vòng tay vĩ tuyến để ôm lấy và bảo vệ những nạn nhân của bạo quyền độc tài đàn áp, còn đưa ra những lời cáo giác, buộc tội và những biện pháp trừng trị nặng nề đối với bọn tội phạm. Hai toà án quốc tế được thành lập ở The Hague và Pnom Penh để phục vụ mục đích này. Phạm vi của tội phạm học được nới rộng ra, từ tội ác chống cá nhân con người sang tới tội ác chống một cộng đồng, một sắc tộc, một dân tộc và tội ác chống nhân loại.
Về mặt chiến lược đấu tranh, một thứ Quốc tế 5 đang thành hình, dàn một thế trận liên hoàn, không chỉ be bờ, ngoại vi, phòng thủ mà còn xâm thực vào tới tận bên trong những chế độ độc tài toàn trị còn lại, nội phá lục phủ ngũ tạng của chúng bằng những phương tiện tin học hiện đại được cải dụng thành một thứ bom hang êm ái khốc liệt.
DI LUỴ CỦA MỘT CHIẾN THẮNG GIẢ TẠO
Chiến tranh đã chấm dứt cách đây 32 năm, nhưng cộng sản vẫn chưa chữa lành được vết thương của chúng. Chúng vẫn đang là một con bệnh tâm thần mắc đủ thứ hội chứng, hội chứng B52, hội chứng Mùa hè Đỏ Lửa và hội chứng Diễn tiến Hoà bình chẳng hạn. Cộng sản sợ diễn tiến hoà bình vì chúng thấy nền hoà bình chúng đang được hưởng chỉ là một thế cân bằng phiếm định, thứ hưu chiến tạm, mặt nổi của một cuộc chiến ngầm.
Thế giới vẫn chưa có ổn định kể từ sau sự chấm dứt của chiến tranh lạnh. Bởi vì chừng nào còn tồn tại những ung bướu toàn trị và toàn thủ (fundamentalist) thì loài người chưa thể ăn ngon ngủ yên được. Nói cách khác, chừng nào cái chu kỳ biện chứng mà lịch sử đang kinh qua chưa chấm dứt thì cuộc chiến vẫn tiếp diễn. Và, cộng sản đang phải đối phó với, và sợ, một cuộc chiến mới. Một hình thái chiến tranh không khói lửa, sử dụng một thứ vũ khí mềm, tinh khôn, tự khiển, đa năng, đa đầu và đa hướng. Quả đây là một vũ khí lý tưởng! Thứ bom chùm CBU tối hậu, hãm thanh, tàng hình, đúc nên bởi thị trường kinh tế tự do thả nổi, đồng Linh Côn xanh không mùi vị, những lề lối hối đoái rối mù, một chợ tiền ảo và chứng khoán bull bear, bò đực gấu cái, trồi sụt đến điên cái đầu (vô sản), và bởi một trí tuệ sáng tạo chỉ có thể phát huy được trong một xã hội tự do và dân chủ.
Tưong Quan Lực Lượng Như Sau:
Cộng sản sản xuất dầu thô, tôm đông lạnh, cá ba sa, hạt tiêu điều, gồm hạt tiêu và hạt điều, cà phê cứt chồn và món hàng tối hậu là cúm gia cầm và dịch heo tai xanh.
Thế giới tự do, mà cộng đồng Việt Nam tị nạn cộng sản là một bộ phận cấu thành, sản xuất Google, Microsoft, công nghiệp Dot Com, không gian ảo và một trận mê hồn thiên la địa võng, dệt đan bằng hằng hà siêu lộ cao tốc thông tin đi đi về về như mắc cửi, không một bức tường lửa nào có thể cản nổi.
Sự chênh lệch một trời một vực về sản xuất, sự phá sản tất yếu của đổi mới kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, quy luật kinh tế nào chính trị nấy và mâu thuẫn có tính loại trừ nhau giữa dân chủ và độc tài, kể cả độc tài đổi mới - lại thêm một ảo tưởng nữa - sẽ là những nhân tố quyết định tiền đồ chính trị ở Việt Nam.
Sau khi được vào WTO, cộng sản ví von chiếc tầu kinh tế của chúng từ nay đi ra biển lớn đầy sóng gió. Ấn tượng chi lạ! Nhưng sóng gió này nào chỉ do cạnh tranh thị trường gây nên như chúng tưởng mà còn là của một đảo lộn nhân sinh quan và chính trị ở cấp một tsunami. Chúng có biết chăng chúng đã nói gở khi ví von như trên? Chiếc vé WTO mà chúng đã phải bỏ mất mười năm mới mua được chính là chiếc vé đi chuyến tầu suốt đưa hành khách xuống thuỷ phủ.
SỨC MẠNH THÁI SƠN CỦA BA CÂY CHỤM LẠI
Những biến cố chính trị trong thời gian gần đây nêu bật vai trò lớn mạnh của lực lượng hải ngoại trong cuộc đấu tranh nhằm giải thể chế độ cộng sản ở trong nước. Tầm vóc đo được không chỉ về tài lực, kiến thức mà còn cả về mưu lược và phương pháp hành động. Cuộc vận động quốc tế của người đấu tranh hải ngoại đã mang được tiếng nói của mình và của dân tộc mình vào tận bên trong những trung tâm quyền lực lớn nhất của thế giới, không chỉ để thỉnh cầu hay đề nghị mà còn tạo được ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại với VNCS cũa các chính quyền sở tại.
Dân biểu tiểu bang California Trần Thái Văn cho biết, thể theo lời mời của tổng thống Bush, một phái đoàn gồm 15 đại diện cộng đồng, tôn giáo và dân cử Mỹ gốc Việt đã đến Hoa Thịnh Đốn gặp và bàn thảo với các viên chức cao cấp Hoa Kỳ về những vấn đề ngoại giao, mậu dịch, tự do tôn giáo liên quan tới Việt Nam, kể cả vấn đề đặt Việt Nam trở lại danh sách CPC (Countries of particular concern) nếu tình trạng nhân quyền không được cải tiến thoả đáng, và vấn đề quyền lợi của công nhân tại Việt Nam. Theo Nghị viên Diana Trần, một thành viên của phái đoàn, “Thượng nghị sĩ Jim Webb và một vài người khác nghĩ rằng đã đến lúc cộng đồng người Mỹ gốc Việt phải tham gia vào tiến trình biểu quyết những vấn đề giữa Việt Nam và Hoa Kỳ”.
Những nghị quyết về nhân quyền và tự do tôn giáo cho Việt Nam đã được Quốc hội Âu châu và Hạ nghị viện Hoa Kỳ thông qua; sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Quốc hội Ba lan được dành cho cuộc đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền và quyền thành lập những công đoàn độc lập tại Việt Nam của cộng đồng Việt Nam hải ngoại; những công hàm ngoại giao lên án cuộc đàn áp dân chủ và vi phạm nhân quyền thô bạo của cộng sản Việt Nam đã được gửi cho Hà Nội; tất cả là những thước đo cụ thể thành quả cuộc vận động quốc tế của chúng ta.
Có một ý kiến cho rằng đường lối và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ là do hành pháp định đoạt chứ không phải do lập pháp. Nói như vậy là không nắm được yếu tính sinh hoạt ngoại giao của Hoa Kỳ. Xin nêu hai thí dụ điển hình để bác bỏ ý kiến trên: Quốc hội đã biến Hiệp ước Kyoto về sự hâm nóng toàn cầu được ký kết dưới thời Clinton thành một bản văn chết, tức không hiệu lực; và gần đây, ngay trước khi ông Bush đi dự hội nghị APEC cuối 2006, Quốc hội đã từ chối thông qua quy chế PNTR mà ông ta muốn mang theo để làm quà cho Hà Nội.
Có những sự kiện ý nghĩa nói lên sức mạnh núi của ba cây chụm lại. Như do một phép thần thông, tâm tư hàng triệu người Việt ly hương thầm lặng bỗng đồng thanh vang lên qua tiếng nói đại diện của hàng ngàn đồng hương xuống đường đánh Triết và đồng đảng, dưới sự lãnh đạo của 30 tổ chức hải ngoại gồm đủ mọi thành phần xã hội và lứa tuổi, mô hình dân chủ đa nguyên cho một Việt Nam tương lai không cộng sản.
Cảnh tượng được tạo nên bởi một rừng cờ vàng ba sọc đỏ rực rỡ, những biểu ngữ giương cao chính nghĩa đấu tranh và tố cáo cộng sản, những panô mang hình Cha Lý bị Tân bịt miệng và hàng ngàn ảnh Lê Thị Công Nhân đeo trên ngực áo hàng ngàn trái tim đập chung một nhịp điệu; rồi ngàn hô vang đả đảo cộng sản khuếch âm hoặc phóng thẳng từ những cổ họng nam phụ lão ấu; tất cả tấu lên một đại giao hưởng chính trị hùng hồn, đẹp, ép phê tâm lý mạnh, khiến khách bộ hành dừng chân hỏi han và gật đầu, và những tiếng còi xe hơi vang lên sự đồng tình.
Một biểu dương lực lượng chính trị mẫu, ôn hoà mà cương quyết, biết khai dụng những phương tiện kỹ thuật của nền văn minh mạng hoá hiện đại, tập trung một số lượng người tối đa trong một thời gian tối thiểu, đến từ muôn phía, ngàn dặm, đến đúng điểm hẹn và giờ hẹn. Bằng xe hơi riêng, SUV gia đình, car pool, xe bus hay máy bay. Lấy vacation, call sick, xin nghỉ học, đóng cửa hàng, tạm đình động cho Ngày Trọng đại. Sự tương trợ thật cảm động, từ ổ bánh mì đến chai nước suối, hào phóng dành trọn vẹn và miễn phí 600 phòng khách sạn mình cho đồng hương đến trú chân, chờ ngày mai xuống đường vì quê hương.
Tục ngữ dân gian nói: “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”. Ý câu này ám chỉ một giáo huấn luân lý: Động vật đối với nhau còn như vậy huống chi con người, trừ phi hắn xơ cứng tình cảm hay bị quỷ ám. Vì là con người nên chúng ta không thể không cảm thấy nhức nhối khi thấy đồng bào nông dân khiếu kiện của mình bị công an đánh đập dã man và vứt lên xe như những súc vật. Chúng ta cảm thấy thế vì ngoài liên hệ huyết thống chúng ta còn có chung với đồng bào một cái gien văn hoá gọi là neme, chất keo tinh thần làm nên sự thuần nhất xã hội, ở đây cụ thể là tình yêu nước thương nòi và lý tưởng tự do dân chủ chẳng hạn. Chính sự gắn bó hữu cơ toàn diện này đã tạo nên một phản xạ tâm sinh lý đồng bộ nơi ta khi thấy đồng bào lâm nạn, giống như cái cảm giác toàn thân theo đó cả cơ thể cảm thấy khó ở khi một bộ phận của nó bị xúc phạm. Đó mới là động cơ chính yếu của hải ngoại xuống đường; nó lồng vào đấu tranh này một nội dung nhân bản thấm thía.
Động cơ tình cảm cần nhưng chưa đủ. Nó phải được chuyển biến thành một sức mạnh chính trị cụ thể, như sức mạnh núi của ba khí thế New York, Washington và Dana Point chụm lại chẳng hạn. Một sức mạnh đã làm giật mình sửng sốt lũ nằm vùng ăn cơm tự do đội mo cộng sản, bọn ngoặc kép chủ nghĩa xỏ lá và đám kinh niên hoài nghi chủ bại. Một sức mạnh đánh vào cân não kẻ thù cộng sản, làm chúng sợ, như hành động lén lút của Triết đi vào bằng cửa hông hay lối sau dành cho xe đổ rác và đi ra bằng của hậu chỉ cho thấy. Nhưng điều làm chúng sợ nhất là sự bén rễ trong nước của các tổ chức chống cộng ở hải ngoại.
ĐIỆU NHẨY CỦA QUỶ QUANH NHỮNG XÁC CHẾT
Một bài quan điểm của tờ Sài Gòn Giải phóng, tiếng nói chính thức của Thành uỷ Sài Gòn, gọi ban giám khảo Giải Văn chương, Lý luận và Hành động năm Đinh Hợi 2007 dành cho các nhà dân chủ trong nước của Phong trào Hiến chương 2000 hải ngoại là “lũ chó đẻ làm tay sai và liếm đũng quần ngoại bang”. Giọng điệu này tố cáo một não trạng bất ổn của giới lãnh đạo ĐCS. Và, một lý do bất biến luôn được nêu ra trong những bản cáo trạng của cộng sản đối với các nhà đấu tranh trong nước bị mang ra xét sử: “Đương sự bị xúi giục và nhận tiền của bọn phản động ngoài nước”. Ám ảnh này, sợ hãi này, phản ánh thực tại chính trị: nhịp cầu liên kết ngày càng được củng cố giữa những lực lượng chống cộng trong và ngoài nước, với sự chuyển về địa bàn quốc nội của mặt trận hải ngoại.
Để đối phó, cộng sản sử dụng chiến thuật cổ điển: cách phòng thủ tốt nhất là tấn công địch ở ngay nơi nó xuất phát. Trong chiều hướng này, để lung lạc, chia rẽ cộng đồng hải ngoại (và để thủ lợi tiền bạc), chúng tung ra chiêu thức tâm linh, nhắm vào một trong những điểm nhạy cảm nhất của cộng đồng này, đó là nghĩa tử là nghĩa tận.
-
LÁ BÀI THIỀN SƯ
Một tự xưng Sư Ông thích làm điều vô hạnh, mang đạo vào đời bằng “thiền ôm” (chữ của Sư) và ăn nằm với một nữ phật tử dưới trướng; bằng tổ chức những thương vụ tôn giáo mang lại tiếng tăm và tiền bạc cho Sư; bằng làm những chuyến du thuyết, pháp giảng, dạy đời và bằng viết sách, làm thơ và đề ra những hư ngôn, mị từ và “ái ngữ” (cũng là chữ của Sư) cùng mạch với một câu nói bất hủ năm xưa của Sư: “Kẻ thù ta đâu phải là người”. Phát biểu này đã được đông đảo môn đồ nhập tâm làm kinh nhật tụng, không hiểu rằng đó chỉ là một sáo ngữ hỏng ngay từ căn bản. Bởi chỉ có con người chứ không phải loài thú mới biết cầm súng AK, biết gài mìn, biết nằm vùng và biết bày ra những mưu chước khuynh đảo để hãm hại đồng loại.
Vâng, thưa ngài, kẻ thù ta chính là người. Không phải thứ người chung chung, trừu tượng mà là một con người cụ thể, có thật, đã thực sự giết người, giết không chùn tay, giết có kế hoạch và hệ thống, giết hàng loạt, giết 1.670.000 người Việt vô tội. Vì vậy chúng tôi cảm thấy khó ở với lối nói lấp lửng, không quy chiếu, nêu tên, đánh đồng thiện ác, vô cớ, không dựa vào thực tế đời sống và thực tiễn lịch sử của ngài; thứ văn chương thuốc phiện, đã làm nhụt nhuệ khí người quốc gia và như vậy đã nối giáo cho cộng sản cách đáng kể. Vâng, thưa ngài, kẻ thù ta chính là người cộng sản.
Thể nào cũng có ý kiến phản bác: “Nếu Sư Ông là vậy thì tại sao lại có hàng vạn người khác màu da, chủng tộc, tín ngưỡng, thành phần xã hội tin theo ngài?” Giả dụ ước lượng này đúng, nó cũng không biện hộ được cho Sư. Bởi thế giới này, hí trường này, thiếu gì kẻ ngu người khờ. Và, trên thực tế, đã có hàng triệu người hân hoan lăn xả vào lửa đạn, hân hoan làm mồi cho súng vì dăm ba sấm ngữ của lũ lang băm chính trị hay lái buôn tín ngưỡng.
Đó là chuyện của một thời hỗn mang đã qua với những bán buôn ảo tưởng khốc hại, những lãng mạn chết người và những chủ hoà đẫm máu đồng bào vô tội. Còn hiện tại khi quỷ đã hiện nguyên hình giữa ban ngày, vẫn có những kẻ vì tự ái hay vì một lý do nào khác không nhìn thấy, hoặc không chịu nhìn thấy chân lý này. Như Sư Ông chẳng hạn: vẫn chứng nào tật ấy; vẫn không biết thế và lực mình nhưng vẫn cứ muốn làm một giáo chủ tinh thần kiêm mưu sĩ thời đại; và, vẫn là sự lấn át trên tình cảm bác ái và tinh thần vị tha của một cái tôi tự đại đáng ghét ấy trong mưu cầu đại sự.
Văn phong nói lên tính tình người viết.
Trong bức thư “Kính gửi Ngài Nguyễn Minh Triết” đề ngày 18-11-2006, liên quan tới vụ Trai đàn Chẩn tế Giải oan, Sư Ông đã đẩy sự khiêm cung của một phật tăng xuống hàng một khấu đầu khúm núm, quỵ luỵ khi ông ta dùng một thứ văn phong thậm xưng với kẻ đã bách hại đạo mình: “Xin kính gửi…để Ngài Chủ tịch Nước duyệt lãm”, “Xin phép liệt vị lãnh đạo của đất nước”, “Xin kính cẩn mời Ngài Chủ tịch Nước”, v. v. Văn cách này đã vượt quá mức lễ độ cần thiết: nó tố cáo bản chất thiếu tự trọng của người đi xin. Và, quan trọng hơn, nó mang đến cho phỉ quyền độc tài sự chính danh và tính hợp pháp, những điều mà chúng cần để tiếp tục đàn áp nhân quyền và tôn giáo vô hạn định.
Một nghịch lý có tính khôi hài đen như sau.
Một người với một chỉ số khôn tối thiểu cũng hiểu rằng đời nào bọn đồ tể lại cho phép người ta lập đàn giải oan cho hàng triệu sinh linh đã bị chúng giết hại. Bởi nếu chúng chấp thuận thì hoá ra chúng tự thú nhận tội ác của chúng sao! Điều này không thể xẩy ra trong trường hợp tên đồ tể còn là một người cộng sản cho đến nay vẫn vênh váo nói nạn nhân của y có tội, nên có bị y giết thì cũng đúng thôi.
Nhưng cái phi thực tế kiểu cò ỉa lọt miệng ve đã thực sự xẩy ra. Cộng sản không những đã chỉ cho phép Sư Ông về nước lập đàn giải oan mà còn cho Phật giáo Quốc doanh đứng ra tổ chức tiếp đón Sư Ông rất trọng thể, với cờ quạt sặc sỡ, lọng vàng phong kiến che mưa chắn gió cho ngài, vì sợ ngài quen lối sống tư bản tây phương đầy tiện nghi nên dễ bị cảm mạo khi gặp phải nắng mưa miền nhiệt đới. Vì thế chúng tôi không thể không tự đặt câu hỏi: “phải chăng đây là một liên minh ma quỷ giữa một ma (mãnh) đội lốt tôn giáo và một bầy ngạ quỷ vô thần và sắt máu?”
Tuy nhiên, theo nguyên tắc khi còn nghi ngờ thì không kết tội và dựa trên giả định đối tượng không tồi tệ đến mức ấy, chúng tôi nghĩ đoán Sư Ông đã hành động từ một thiện chí muốn hoá giải cuộc xung đột chính trị quốc-cộng gay gắt hiện thời bằng khởi sự một hoà đồng giữa những người chết ở hai phía của chiến tuyến. Nếu đúng vậy thì Sư Ông đang chơi một trò chơi lãng mạn nguy hiểm, thể nào cũng bị đám nhà đòn chuyên nghiệp khai thác để thủ lợi chính trị và làm tiền những người quốc gia ngây thơ.
Rõ ràng cộng sản đang đầu tư vào xác chết những nạn nhân của chúng để phục vụ những mục tiêu phi nhân đạo (non-humanitarian) và vô nhân đạo (inhuman). Vì vậy chúng tôi phải lên tiếng cảnh cáo những ai đang vô tình hay cố ý giúp chúng tiến hành những thương vụ u ám và bẩn thỉu này của chúng. Các người không có quyền nại ra những giáo lý mơ hồ hay những giá trị truyền thống chung chung để làm nhục vong linh những người chết oan vì cộng sản thêm một lần nữa.
-
CHẾT RỒI MÀ CŨNG KHÔNG ĐƯỢC YÊN
Cùng lúc với sự trấn áp dân chủ trong nước và ngay trước chuyến công du Hoa Kỳ của Nguyễn Minh Triết, chúng ta thấy xuất hiện ở hải ngoại một tổ chức mang tên Hội Ái hữu H.O. Houston kiêm Vietnamese Prisoners of War (VNPOW) mà ông Nguyễn Đạt Thành làm chủ tịch. Chúng tôi có phối kiểm với ông Chủ tịch Tổng hội Cựu Tù nhân Chính trị, tổ chức chính thức đại diện cho trên 30 Khu hội CTNCT khắp hải ngoại, và được ông ta cho biết tổ chức VNPOW của ông Thành không trực thuộc Tổng hội CTNCT.
Ông Thành và đồng sự đã âm thầm về Việt Nam ít nhất là ba lần và qua trung gian của cựu thủ tướng cộng sản Võ Văn Kiệt, đã gặp và làm việc với một số chức quyền cao cấp ở Hà Nội. Theo ông Thành, “VN đồng ý cho phép và sẽ giúp đỡ hội VNPOW cùng gia đình cựu tù cải tạo đi tìm cốt những người đã chết trong trại cải tạo”.
Quả bóng chuẩn bị dư luận này được tung lên ở một thời điểm có ý nghĩa: khoảng một tháng trước ngày Triết đi Mỹ. Hai tháng sau ông Thành lại tung ra trên báo Ngày Nay một số tin sốt dẻo (hot news) khác. Theo ông ta, “hài cốt của ông Trần Như Bình làm việc tại Bộ Chiêu hồi đã được VNPOW tìm thấy ở trại tù Thanh Hoá và được người con gái đưa về Cai Lậy để chôn cất”. Ông ta nói tiếp: “Hiện nay chúng tôi có tổng cộng 7 hài cốt có đủ chi tiết, địa chỉ trại, cần phải đi xác định lại để tiến hành thủ tục tìm kiếm. Ngoài ra có 12 ngôi mộ không có bia, nên thân nhân không thể tìm được hài cốt người thân của mình”. Ông Thành còn cho biết thêm rằng ông ta “đã thu nhận được tổng cộng 150 hồ sơ khác và đến tháng 8 hoặc chậm lắm là tháng 10, sẽ có một phái đoàn khác về Việt Nam để thực hiện việc bốc mộ lần thứ hai”.
Diễn tiến có lớp lang và có bài bản của những sự kiện vừa được ông Thành trình bày cho cảm tưởng là chúng đã được lên kế hoạch từ lâu rồi bởi một nhạc trưởng đứng trong hậu trường mà ông Thành chỉ là người nói hộ hay xướng theo. Nhận định này dẫn chúng tôi trở về một câu phát biểu được nhắc đi nhắc lại của ông Thành: “Mục đích của chúng tôi hoàn toàn nhân đạo, không chính trị, chỉ tìm kiếm hài cốt anh em tù cải tạo và đem về gia đình của họ, hoàn thành bổn phận của người bạn tù với nhau, không có mục đích nào khác”
.
Trên lý thuyết, lời nói này đẹp, dễ làm mủi lòng người nghe, nhất là cô nhi, quả phụ của những người cha hay người chồng đã ngã xuống trong lao tù cộng sản. Nhưng nếu đối chiếu nó với thực tế, ta thấy nó không tưởng, bởi cộng sản sinh ra không để làm điều nhân nghĩa và bất cứ vụ việc gì dính dáng tới cộng sản đều bị chúng chính trị hoá theo chiều hướng tồi tệ nhất. Ông Thành có biết chăng ông đang đi vào một vùng đất Ba Thục chằng chịt những địa đạo tối tăm, những chốt chờ phục kích và ở đó, để được di chuyển an toàn, ông phải tuân theo những luật chơi ngang ngược của bọn khấu tặc, chẳng hạn cái quy chế xin cho biến tên giết người thành ân nhân và gia đình nạn nhân của y thành người thụ ân
.
Riêng chúng tôi, những người đã may mắn thoát khỏi được ngục tù cộng sản như ông Thành, chúng tôi không tin rằng các bạn tù xấu số của chúng ta lúc còn sống lại đồng ý để cho người khác, kể cả đồng đội, sẽ dùng hài cốt mình để xin xỏ lũ sát nhân và qua đó khoác mặc cho chúng bộ mặt nhân đạo, tính chính danh và tính hợp pháp, tức những phẩm chất chúng không hề có và không xứng đáng với. Hơn nữa, đối người quốc gia, các người tù chính trị xấu số không chỉ đơn thuần là những người chồng, người vợ hay người con của gia đình họ mà còn là hiện thân của cả một dân tộc mắc nạn. Vì vậy chúng ta phải cân nhắc kỹ càng, đừng để thiện chí nhân đạo bồng bột của mình làm tổn thương đến danh dự của quốc gia mà họ đã hy sinh chính xương máu của họ để bảo vệ. Họ xứng đáng được chúng ta đối xử trân quý với hơn thế nhiều.
-
CHỮ HIẾU CỦA CÁC QUỐC GIA NGHĨA TỬ HERITAGE
Một cái nhìn phân tích sẽ giúp nhận ra một sợi chỉ đỏ nối liền một số sự kiện tưởng là rời rạc với nhau. Ngay sau chuyến đi Mỹ của Triết, một điệu nhẩy tử thần, thứ danse macabre, đã được dàn diễn trên sàn một hí trường chùm phủ bởi một ánh sáng hồng pha đỏ, nhằm tạo một ép phê mơ thức psychedelic cho những tâm hồn nhẹ dạ.
Trong số phát hành ngày 28-6-07, tuần báo Việt Weekly có một bài viết mang tiêu đề: “Việt Weekly trao đổi với cựu tướng Nguyễn Cao Kỳ về vấn đề trùng tu nghĩa trang Biên Hoà”. Đây là một cuộc gặp mặt giữa chủ nhiệm Lê Vũ của Việt Weekly, ông Nguyễn Cao Kỳ và phái đoàn Quốc gia Nghĩa tử Heritage. Bài báo đưa một tin nguyên văn như sau:
“…Ngay khi Chủ tịch Nhà nước Nguyễn Minh Triết cho trùng tu nghĩa trang, những người đại diện Quốc gia Nghĩa tử từng đạo đạt việc xin bảo quản và trùng tu nghĩa trang, cũng nhận được giấy mời tham dự hai cuôc tiếp tân tại Nam Cali, và họ đã có mặt để đệ trình một “bạch thư” liên quan tới việc “lịch sử hoá khu nghĩa trang”…”
Cũng theo bài báo, phái đoàn Quốc gia Nghĩa tử Heritage gồm các anh Nguyễn Hà, Nguyễn Duy Linh và cô Nguyễn Thu Cúc và “trong sự xúc động, anh Nguyễn Hà đã thổ lộ tâm sự với tướng Kỳ ước nguyện của anh em Quốc gia Nghĩa Tử là làm tròn đạo nghĩa với tiền nhân.”
Trước đây, trên các diễn đàn Internet, nhóm Quốc gia Nghĩa tử Heritage cũng đã trình bày rằng việc làm của họ là để báo hiếu. Đây là một điều rất đáng ca ngợi bởi vì chữ hiếu là cái gốc của đạo làm người. Tuy nhiên, Nghĩa trang Quân đội Biên Hoà là một di sản lịch sử của quốc gia chứ không phải là tài sản riêng tư của một cá nhân, một hội đoàn hay bất cứ một tổ chức nào. Nơi đây ấp ủ thi hài của 16.000 tử sĩ QLVNCH đã hy sinh vì lý tưởng quốc gia dân tộc và được tổ quốc ghi ơn; cho nên không thể mang chữ hiếu thường tình ra để báo đáp và cũng không thể nhân danh tổ chức của một nhóm người để đệ trình “bạch thư” xin cộng sản “lịch sử hoá khu nghĩa trang”.
Trong dòng truyền thừa liên tục của lịch sử, người lính VNCH là hậu duệ của người lính của vua Quang Trung Nguyễn Huệ. Họ đã anh dũng chiến đấu ròng rã suốt 21 năm không chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia mà còn để ngăn chặn sự xâm lăng - thông qua bọn tay sai Việt gian Hồ Chi Minh và đảng cộng sản VN - của một ý hệ ngoại lai nhằm phá vỡ ba cột trụ: gia đình, tổ quốc và tôn giáo của lối sống VN có từ ngàn đời. Đây là một hình thái chiến tranh văn hoá do cộng sản chủ trương để xoá đi căn cước tinh thần một dân tộc và vì vậy bị công pháp quốc tế coi là tội diệt chủng.
Người lính VNCH đã không hoàn thành được nhiệm vụ quốc dân giao phó cho chủ yếu là vì đồng minh bỏ cuộc, đột ngột cắt đứt viện trợ quân sự như đã hứa, nên không đủ đạn để bắn lại quân thù. Dăm ba quả M72 còn lại không thể giải quyết được một thiết đoàn T54. Chính tương quan lực lượng này mới là nhân tố quyết định chiến trường. Nhưng cuộc chiến toàn diện không vì vậy mà chấm dứt. Bởi chiếm được đất, chiếm được thành mà không chiếm được lòng dân không phải là chiến thắng. Và, cách đáp đền phải đạo nhất của con cháu đối với các bậc cha anh đã vì nước hy sinh là tiếp tục nhiệm vụ dở dang của họ cho đến khi không còn cộng sản ngự trị trên quê hương nữa.
Trái lại, sẽ là điều đại bất hiếu khi con cháu các tử sĩ VNCH lại đi khúm núm, xin xỏ lũ Việt gian cộng sản, kẻ thù của dân tộc, để được chúng ban cho những ân huệ tình cảm mà chỉ có những thứ “thương nữ bất tri vong quốc hận” mới dám làm. Những anh linh của các bậc cha anh này sẽ tủi hổ vì đàn nghịch tử bất hiếu và đớn hèn.
HÃY NHÌN NHỮNG GÌ CỘNG SẢN LÀM
Lịch sử chứng minh hận thù giai cấp kiểu vô sản biến người thành quỷ. Y giết người hai lần, lúc nạn nhân còn sống và sau khi nạn nhân qua đời. Bằng quật mồ, làm nhục thi thể hay nã đạn vào bia mộ chẳng hạn.
Kể từ ngày 30-4-1975, cộng sản từ miền bắc vô đã đập phá và tiêu huỷ tất cả những nghĩa trang quân đội VNCH. Tại Nghĩa trang Quân đội Gò Vấp, chúng đã đào bới những ngôi mộ, lấy những hài cốt bỏ vào các cần sé rồi mang đi thủ tiêu. Năm 1985, khi đi thăm nghĩa trang này, chúng tôi còn thấy dấu vết những ngôi mộ bị quật lên, những mảnh quân trang rách nát, những tấm di ảnh gắn trên các mộ bia bị xé nát, những huy chương, những phù hiệu của các quân, binh chủng và những huy hiệu cấp bậc còn vương vãi khắp nơi. Nguồn tin trong nước cho biết nghĩa trang này đã bị san thành bình địa và trở thành một bến xe đò. Có ai biết được có bao nhiêu ngàn ngôi mộ tử sĩ trong tất cả độ 50 Nghĩa trang Quân đội VNCH của toàn Miền Nam đã bị cộng sản đào bới và thủ tiêu di cốt để trả thù?
Nghĩa trang Quân đội Biên Hoà, nơi gửi gắm tình cảm tha thiết nhất của toàn dân Miền Nam, đã được cộng sản “xử lý” tinh vi hơn. Tại đây, ngoài đập phá các ngôi mộ và giật sập và mang đi thủ tiêu bức tượng Thương Tiếc, một bức tượng đã đi vào lịch sử, vào huyền thoại, cộng sản đã không san thành bình địa như Nghĩa trang Quân đội Gò Vấp, nhưng chúng đã để cho thời gian tàn phá các kiến trúc như Cổng Tam Quan, Đền Liệt Sĩ và Nghĩa Dũng Đài. Chúng cố tình để cho nghĩa trang bị hoang phế và bị lấn chiếm với hy vọng thời gian sẽ xoá đi hết di tích lịch sử này.
Một đôi khi trên các diễn đàn điện tử Internet, nhìn thấy cảnh hoang phế, tang thương đã hơn 30 năm không được săn sóc của Nghĩa trang Quân đội Biên Hoà, với những “sè sè nấm đất bên đường” như mối đùn như vô chủ, cỏ dại mọc khắp nơi và những tấm mộ bia nghiêng ngả ghi tên những người lính còn rất trẻ, không ai có thể cầm nổi xúc động và nghe như đâu đây, trong gió từ một sa trường xa xưa nào đó vọng về bốn câu thơ tha thiết, bi hùng trong Chinh phụ Ngâm khúc của bà Đoàn Thị Điểm:
Hồn tử sĩ gió ù ù thổi
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi
Chinh phu tử sĩ mấy người
Nào ai mạc mặt nào ai gọi hồn
Để tiến thêm một bước nữa trong âm mưu triệt hạ Nghĩa trang Quân đội Biên Hoà, ngày 27-11-06, Thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định cho nguỵ quyền tỉnh Bình Dương “Chỉ đạo việc quản lý khu nghĩa địa Bình An bình thường như các nghĩa địa khác theo quy định của luật pháp.”
Như vậy chúng âm mưu đổi tên Nghĩa trang Quân đội Biên Hoà, một cái tên lịch sử, thành một cái tên dân sự là Nghĩa địa Bình An. Qua việc làm này, gian ý của cộng sản đã lộ rõ là chúng muốn xoá cái tên Nghĩa trang Quân đội Biên Hoà ra khỏi lịch sử để chỉ còn các nghĩa trang “liệt sĩ” của chúng được ghi lại trong sử sách. Đây là tội xoá bỏ và đánh tráo lịch sử. Nếu các anh em Quốc gia Nghĩa tử Heritage mắc mưu cộng sản và tay sai của chúng để thi hành việc cải danh trên, các anh em sẽ mang tội đại bất hiếu với cha anh và đắc tội với lịch sử.
Theo bài báo nói trên của Việt Weekly, việc đổi tên Nghĩa trang Quân đội Biên Hoà thành nghĩa địa Bình An là do Thứ trưởng cộng sản Nguyễn Phú Bình đưa ra: “….Trước khi về Mỹ, tướng Kỳ cho biết có gặp thứ trưởng Nguyễn Phú Bình trong một buổi “café đàm” khi nói đến chuyện đặt tên cho khu nghĩa trang quân đội cũ của VNCH một tên mới (hợp thời hơn). Ông Bình đề nghị, sẵn có tên khu vực là Bình An, tại sao không đặt là nghĩa trang Bình An. Nơi nghỉ của người chết phải Bình An thôi….Trách nhiệm của tôi khi đặt vấn đề với nhà nước Việt Nam đã xong rồi, bây giờ trao lại việc thực hiện cho các anh em Quốc gia Nghĩa tử… Theo tướng Kỳ, việc đầu tiên là xây một bức tường quanh khu vực, chu vi cũ của nghĩa trang, xây lại cổng chính thức có tên Bình An đàng hoàng, bên trong sửa lại đường lối….”
Ông Nguyễn Cao Kỳ đã phản bội các đồng đội còn sống, bây giờ ông ta lại phản bội cả những đồng đội đã chết. Chúng ta tin chắc rằng linh hồn các tử sĩ đồng đội của chúng ta không thể an giấc trong một “nghĩa địa” mang tên “Bình An” do cộng sản và ông Kỳ đồng loã áp đặt. Dù muốn hay không, ông Nguyễn Cao Kỳ cũng là một nhân vật đã đi vào lịch sử!!! Tất cả những lời nói và việc làm của ông ta sẽ được người đời và lịch sử phán xét công bằng và phân minh. Phải nhìn nhận rằng đã có một thời, ông ta được anh em trong quân đội và người dân Miền Nam quý mến vì lập trường chống cộng cương quyết của ông ta. Tuy nhiên, khi chạy theo làm tay sai cho lũ Việt gian cộng sản để cùng chúng âm mưu xoá bỏ và đánh tráo lịch sử bằng cách thay đổi tên lịch sử Nghĩa trang Quân đội Biên Hoà thành tên nghĩa địa dân sự Bình An, Ông Nguyễn Cao Kỳ đã chọn một chỗ đứng ô danh nhất trong lịch sử!
SỰ PHẠM THIÊNG ẤY CÒN LÀ MỘT TỘI PHÁ HOẠI VĂN VẬT
Một trong những thước đo tính văn hiến của nền văn hoá một dân tộc là việc nó thể hiện cái quan niệm thẩm mỹ của nó về cái chết với những công trình kiến trúc như lăng tẩm, miếu đền, kinh tự tháp, tượng đài tưởng niệm và nghĩa trang quốc gia được dựng lên để thờ phụng những danh nhân lịch sử hay vinh tôn những anh hùng vị quốc vong thân. Và, vì có được những phẩm chất của một truyền thống dân tộc hoàn chỉnh và vì đã vượt lên trên được sự tranh chấp ý hệ và văn hoá đang phân xé đất nước, Nghĩa trang Quân đội Biên Hoà xứng đáng là một nghĩa trang quốc gia, chốn ở của một hiện hữu siêu hình là hồn thiêng sông núi. Vì vậy, khi đập phá nghĩa trang này, chứ không phải là nghĩa địa như cộng sản đã gán tên cho, cộng sản đã không chỉ đập phá một công trình gạch đá đơn thuần mà đập phá chính một di tích lịch sử. Luật pháp gọi tội phá hoại này là tội phá hoại văn vật (vandalism): một trọng tội chống quốc gia.
Là một quần thể hiến trúc nhất quán từ cổng tam quan đến những đền, đài, tượng, hoa văn, hoạ tiết và thảo mộc lẫn cảnh quan tổng thể, Nghĩa trang Quân đội Biên Hoà là một tập đại thành nghệ thuật biểu trưng cho vẻ đẹp thâm nghiêm, trầm mặc, kiên hằng và hài hoà của truyền thống bi dũng Việt Nam. Người lính Thương Tiếc không đứng mà ngồi, tức ở một tư thế cân bằng bền lâu hơn đứng, bền lâu ở lại với những đồng đội đã ngã xuống như mình và bền lâu ở trong lòng dân tộc như dáng ngồi của một Chùa Trầm khiêm cung, phổ độ, thuỷ chung ở lại trong tâm thức những ai chung thuỷ và nhớ ơn những người lính đã hy sinh để cho mình được sống.
Nghĩa trang nằm bên trái xa lộ, hướng Sài Gòn-Biên Hoà, được xây cất trên một quả đồi rộng mang hình dáng một con ong, biểu tượng của sự trung nghĩa. Từ phía xa lộ nhìn vào là một con đường thẳng tắp với hai hàng bạch lạp thụ tượng trưng cho mũi kim con ong; ngay phía trái đầu mủi kim là bức tượng Thương Tiếc đặt trên bệ cao. Đi tiếp đến cuối mũi kim, đầu con ong là Cổng Tam Quan dẫn đến Đền Liệt Sĩ. Từ Đền Liệt Sĩ đi thẳng tiếp lên lưng con ong trên đỉnh đồi là Nghĩa Dũng Đài. Từ Nghĩa Dũng Đài toả ra tám hướng là các khu mộ tử sĩ thiết kế theo hình cánh quạt.
Trong quần thể kiến trúc của Nghĩa trang Quân đội Biên Hoà, Nghĩa Dũng Đài là một công trình nghệ thuật đậm nét văn hoá sắc sảo nhất và cũng là độc đáo nhất từ xưa đến nay và cũng đã bị quân cộng sản phá hoại nặng nề nhất. Đài được xây trên lưng con ong tại đỉnh đồi, trên một bệ hình tròn cao 1m50 với đường kính 58m. Trên mặt bệ là một vành khăn tang vĩ đại với đường kính 34m, chiều cao 5m và chiều dày 1m20. Vành khăn tang được đặt trên bốn bệ cao 2m50. Mặt ngoài vành khăn tang sẽ được gắn các công trình điêu khắc trên đồng ghi lại các chiến tích lịch sử từ ngày lập quốc đến nay như các trận đánh của hai Bà Trưng, của vua Ngô Quyền, của danh tướng Lý Thường Kiệt, của vua Lê Lợi, của đức Thánh Trần, của vua Quang Trung Nguyễn Huệ… Mặt trong vành khăn tang sẽ gắn các bảng đồng khắc tên các tử sĩ nằm tại Nghĩa trang. Tại trung tâm vành khăn tang là một đài hình tháp vuông, cao 43m có bốn đường lõm sâu đều nhau từ dưới lên cao, biểu tượng cho cái mũi lưỡi lê của khẩu súng trường MAS-36 mà người lính QGVN được trang bị vào những năm Quân đội Quốc gia Việt Nam mới thành lập. Tại dưới chân đài hình tháp, mỗi cánh rộng 6m50 thu nhỏ dần lên đến đỉnh còn lại 3m50. Nghĩa Dũng Đài với đài hình tháp cao 43m uy nghi vút lên cao (1). Nhìn cái tháp hùng vĩ chỉ thẳng lên trời xanh, chúng tôi liên tưởng tới ngôi tháp bút Tả Thanh Thiên - viết lên trời xanh - trước cổng Đền Ngọc Sơn tại Hà Nội, nơi thờ các thánh Văn Xương và Trần Hưng Đạo. Những tử sĩ QLVNCH yên nghỉ tại Nghĩa trang Quân đội Biên Hoà đã đi làm lịch sử và đã “Tả Thanh Thiên” - viết sử lên trời xanh.
Nghệ thuật kiến trúc và phối trí quần thể nghĩa trang vừa được mô tả phản ánh có sáng tạo quan niệm thẩm mỹ về cái chết của truyền thống văn hiến Việt Nam. Đây là lý do sâu xa tại sao người dân cảm thấy thân thuộc, như ở nhà khi đến thăm viếng nghĩa trang, trừ phi anh hay chị ta đã bán linh hồn cho một chủ nghĩa ngoại lai.
Trái lại, vì được thiết kế và xây dựng theo mô điển hiện thực xã hội chủ nghĩa, nghĩa trang liệt sĩ của cộng sản chỉ là sự cấy ghép vào thổ ngơi Việt Nam của một hình thái nghĩa trang hồng quân xô viết. Vì vậy, trừ phi bị vong thân bởi ý hệ cộng sản quốc tế 3 như Hồ Chí Minh và đồng đảng, người dân viếng thăm nghĩa trang không chỉ cảm thấy lạ lẫm mà còn thấy nó nghịch với cái tạng mình.
Tính phi dân tộc của nghĩa trang liệt sĩ cộng sản đã được thể hiện rõ nét với một hàng chữ lớn màu đỏ vẽ trên cổng vào: “Đảng Cộng sản Việt Nam Quang vinh Muôn năm”. Điều này tự nó tố cáo một chân lý không thể chối cãi: vì đảng này là tay sai Việt gian của Quốc tế 3, những liệt sĩ của “bộ đội cụ Hồ” đã hy sinh vì Đảng, tức hy cho đế quốc Liên Xô chứ không phải hy sinh vì Tổ quốc Việt Nam. Do đó họ không có một chỗ đứng nào trong dòng lịch sử chính thống của dân tộc Việt Nam. Chỗ đứng của họ là ở trong lịch sử của đảng cộng sản Việt Nam, lịch sử của bọn tội phạm quốc tế như đã được xác định bởi hai nghị quyết số 1906 năm 1996 và số 1481 năm 2006 của Nghị viện Âu châu và trong buổi lễ khánh thành tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn ngày 12-6-07 của Đài Tưởng niệm Một trăm triệu Nạn nhân Cộng sản trong đó có cả triệu nạn nhân của đảng cộng sản Việt Nam do “bộ đội cụ Hồ” trung thành với đảng góp phần gây ra.
Cho tới ngày nào còn tiếm quyền thống trị ở Việt Nam, với tư cách là nhà cầm quyền de facto, cộng sản có bổn phận và trách nhiệm phải giữ gìn và bảo vệ Nghĩa trang Quân đội Biên Hoà, một di tích lịch sử của quốc gia. Nếu tiếp tục âm mưu triệt hạ Nghĩa trang Quốc gia này bằng bất cứ hình thức nào, như đã để cho nghĩa trang bị tàn phá và bị lấn chiếm mất hơn một nửa diện tích (125 mẫu bị thu hẹp lại còn 60 mẫu), kể cả việc đổi tên nghĩa trang, cộng sản càng chứng tỏ rằng chúng vẫn tiếp tục nuôi dưỡng hận thù một cách rất phi nhân tính.
Sớm hay muộn, bằng cách này hay cách khác, chắc chắn toàn dân Việt Nam sẽ xoá sạch được chủ nghỉa cộng sản trên quê hương để trở về với chủ nghĩa quốc gia dân tộc truyền thống. Đó là chiều hướng tiến tới tất yếu của lịch sử. Bọn cộng sản vô tổ quốc, phi dân tộc sẽ bị đào thải. Ngày đó toàn dân Việt Nam sẽ chung lưng sát cánh dựng lại bức tượng Thương Tiếc, trùng tu và tân tạo lại Nghĩa trang Quân đội Biên Hoà với kiến trúc nguyên thuỷ.
Tháng 9 năm 2007
Cung Trầm Tưởng và Đỗ Ngọc Uyển
Chui thích
(1) Những chi tiết và kích thước của Nghĩa Dũng Đài được trích từ tuyển tập “16 ngàn Tử sĩ ở lại Nghiã trang Quân đội Biên Hoà” của nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc do Tin Biển-SanJose xuất bản năm 2003