Dâng một tấc đất, một thước biển cho giặc đại hán: TỘI TRU DI- Đỗ Ngọc Uyển
Truyền Thuyết Lập Quốc:
Tích xưa kể rằng Mẹ Âu Cơ đẻ ra cái bọc được 100 con trai. Ngày lập quốc, Cha Lạc-Long-Quân bảo Mẹ Âu Cơ: «Ta là dòng-dõi Long-Quân, nhà ngươi là dòng-dõi Thần-Tiên, ăn ở lâu với nhau không được; nay được trăm đứa con thì nhà ngươi đem 50 đứa lên núi, còn 50 đứa ta đem xuống bể Nam-hải ». Truyền thuyết kể trên hàm ý rằng: Từ thời lập quốc, lãnh tổ nước Văn Lang gồm cả núi và biển Nam Hải tức Biển Đông. Và lòng Biển Đông là triền đất từ núi (của Mẹ Âu Cơ) trườn ra Biển Đông. Đây là cách giải thích của tổ tiên chúng ta. Và, vì thế, Biển Đông là ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam và đã đóng góp một phần quan trọng vào nền kinh tế quốc gia từ thời lập quốc cho tới nay. Ngày nay, theo môn Đại Dương Học (Oceanography và Công Ước Quốc Tế về Luật Biển (The United Nation Convention On The Law of The Sea /UNCLOS) thì Biển Đông là thềm lục địa của Việt Nam bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý kể từ đường cơ sở; Điều này có nghĩa rằng tất cả những tài nguyên trong lòng Biển Đông thuộc chủ quyền khai thác của Việt Nam.
Xin mời đọc thêm ...